Đau lưng là tình trạng viêm thường xảy ra tại vị trí xương cột sống. Đau lưng được chia làm 2 dạng cơ bản: đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được gọi là những cơn đau cấp, đau kéo dài từ 3 tháng trở lên được gọi là đau lưng mãn tính (hay còn gọi là đau lưng kinh niên).
Đau lưng là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Đau lưng bao gồm nhiều thể loại từ những cơn đau âm ỉ đến đau liên tục hay đột ngột từng cơn,.. đôi khi còn gây khó khăn trong việc di chuyển. Các cơn đau lâu ngày không được điều trị sẽ dần chuyển thành đau lưng kinh niên, không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những cơn đau này? Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.
Nguyên nhân gây đau lưng kinh niên
Nguyên nhân gây ra các cơn đau kinh niên có thể kể đến như:
1. Tuổi tác
Càng có tuổi, nguy cơ mắc chừng đau lưng và các bệnh về xương khớp càng cao. Chứng đau lưng kinh niên thường xuất hiện phổ biến ở nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 30-50, lao động quá sức trong độ tuổi này khiến họ dường như cạn kiệt hoàn toàn năng lượng, cộng thêm thiếu hụt về mặt dinh dưỡng sẽ làm xương khớp dễ bị tổn thương hơn.
2. Lười vận động
Vận động là một trong những nhân tố chính giúp duy trì hoạt động sống của con người, nếu không có vận động thì sự tồn tại của con người cũng trở nên vô giá trị. Việc lười vận động và không chịu khó tham gia các hoạt động thể dục thể thao khiến thể chất dần trở nên suy yếu, cơ xương kém phát triển nhất là trong độ tuổi dậy thì, lâu dần sẽ hình thành những cơn đau lưng.
3. Yếu tố di truyền
Đừng tưởng đau lưng không mang yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân mang tiền sử bệnh viêm thấp khớp, viêm cột sống dính khớp thì nguy cơ lớn bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Đây là hai trong số nhiều căn bệnh mang yếu tố di truyền về xương khớp làm ảnh hưởng đến cột sống lưng gây ra các cơn đau kéo dài.
Bị đau lưng kinh niên nguyên nhân do đâu? |
4. Các bệnh lý về nội tạng
Những rối loạn trong hệ tiêu hóacảy ra ở chức năng gan và dạ dày, cùng một số cơ quan nội tạng khác khiến các dây chằng bị co thắt, hạn chế nhu động của một số bộ phần và có thể làm dịch chuyển vị trí của chúng gây ảnh hưởng đến cơ hoành. Khi cơ hoành không thể thả xuống hết và không được nghỉ ngơi trong thời gian dài, sự quá tải này sẽ hình thành nên các cơn đau cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.
5. Thiết hụt canxi cần thiết
Canxi góp một phần quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh và dẻo dai của xương khớp. Nhu cầu canxi trung bình của một người trong độ tuổi từ 19-50 phải đảm bảo đủ 1.000mg canxi/ ngày. Nếu không hấp thụ đủ lượng canxi trên trong thực phẩm, cơ thể buộc phải lấy chúng từ các mô xương, nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì chẳng mấy chốc xương khớp của bạn sẽ mỏng đi, yếu dần và dễ bị tổn thương hơn, giảm sức nâng cơ thể.
Để phòng tránh những cơn đau lưng kinh niên mọi người nên cải thiện điều kiện thể chất hiện tại, năng vận động và cố gắng kiểm soát cân nặng ở mức ổn định để giảm áp lực lên xương khớp. Nếu đã bị đau lưng kinh niên, người bệnh đặc biệt là người lớn tuổi và phụ nữ nên hạn chế các yếu tố làm gia tăng cơn đau như béo phì, thuốc lá, đồng thời cũng nên tránh lao động vất vả và lo nghĩ nhiều nhằm giảm bớt cường độ đau.
►Xem thêm: Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Không có nhận xét nào: