» » » » Chữa thoái hóa khuỷu tay bằng thuốc?

Vì khớp khuỷu tay có vai trò quan trọng trong việc cử động cánh tay và thường xuyên phải chịu những tác động cơ học hoặc bị tì đè nên rất dễ bị tổn thương. Sự lão hóa sụn khớp khuỷu tay do tuổi tác, chấn thương ở khớp khuỷu tay hay vận động khuỷu tay quá mức đều có khả năng thúc đẩy quá trình thoái hóa khuỷ tay diễn ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.


Khớp khuỷu tay nằm giữa xương cánh tay và xương cẳng tay, có nhiệm vụ thực hiện các động tác gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Khớp khuỷu tay có cấu trúc đặc biệt bao gồm 3 xương là xương cánh tay, xương trụ và xương quay của cẳng tay. Xung quanh khớp khuỷu tay là các dây chằng và bao khớp.

Bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, là nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Còn bên trong khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong với các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay bám vào.

Khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay, bề mặt sụn và xương dưới sụn của của khớp khuỷu tay bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn. Vì vậy, nếu bệnh nhân thường xuyên cảm thấy nhức mỏi vùng khuỷu tayhay đau thốn và cứng khớp khuỷu tay vào buổi sáng thức dậy trong khoảng 15-20 phút thì chớ nên xem thường.

Đó có thể là những dấu hiệu thoái hóa khuỷu tay giai đoạn đầu mà bạn cần cảnh giác. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm nhận được một số cảm giác bất thường như tê ngón tay hay sưng khớp khuỷu do bị chèn ép dây thần kinh. Lâu dần, thoái hóa khuỷu tay có thể khiến bệnh nhân bị mất khả năng vận động vùng khớp khuỷu tay.

Hiện nay, để điều trị thoái hóa khuỷu tay, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc tân dược, thuốc đông dược hay thuốc nam giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và kiểm soát diễn tiến của bệnh. Cụ thể, thuốc trị thoái hóa khuỷu tay bao gồm các nhóm sau:


Điều trị thoái hóa khuỷu tay bằng thuốc tân dược


Thuốc giảm đau: các thuốc Aspirin, Paracetamol, Idarac, Tramadol…
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, Ibuprofen, Diclofenac, Tenoxicam… được bác sĩ chỉ định trong những giai đoạn điều trị cụ thể.

Tiêm Corticosteroid vào khớp để giảm các triệu chứng đau khớp cấp tính cho bệnh nhân. Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (DMARDs): Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate, Acid hyaluronic…

Mỗi loại thuốc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên để thuốc phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn đối với cơ thể, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia xương khớp.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

About Chuyên trị đau khớp

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
This is the most recent post.
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply